Biến primitive trong Java – Phần 2

Trong bài viết trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu 5 trong số 8 kiểu dữ liệu primitive trong Java. Và giờ chúng ta hãy tìm hiểu 3 kiểu dữ liệu primitive còn lại nhé các bạn!

float

float là kiểu dữ liệu có kích thước 32 bits, có khoảng giá trị rất lớn. Mình không liệt kê ở đây vì nó cũng không cần thiết lắm. Số rất dài các bạn ạ 😀

Ví dụ khai báo một biến float như sau:

double

double thì có kích thước lớn hơn float, 64 bits, và khoảng giá trị của nó lại càng lớn hơn float.

Ví dụ khai báo một biến double:

Một số điểm lưu ý của float và double

– Kiểu dữ liệu mặc định của các số thập phân là double, và bởi vì float không thể tự động chuyển đổi thành double được:

Biến primitive trong Java - Phần 2

nên khi khai báo một biến là float, bắt buộc các bạn phải thêm phía sau giá trị của biến đó chữ F hoặc f.

Biến primitive trong Java - Phần 2

Ngoài ra, biến double chúng ta cũng có thể thêm sau giá trị của nó chữ D hoặc d nhưng dư thừa vì mặc định nó đã là double rồi.

– Trong Java 7, chúng ta cũng có thể sử dụng dấu gạch dưới trong khai báo giá trị của biến giống như các kiểu dữ liệu byte, short, int, long. Nguyên tắc sử dụng thì cũng giống như byte, short, int, long nhưng có thêm một số lưu ý sau:

  • Các bạn không thể đặt dấu gạch dưới trước D, d, F hay f.
  • Các bạn không thể đặt dấu gạch dưới liền kế dấu chấm thập phân trong khai báo biến float, double.

boolean

Một biến boolean có thể lưu trữ một trong hai giá trị là true hoặc false.

Ví dụ khai báo một biến boolean như sau:

Add Comment