Các toán tử quan hệ trong Java dùng để kiểm tra một điều kiện nào đó có thỏa mãn hay không. Chúng bao gồm 6 toán tử sau:
- >
- >=
- <
- <=
- ==
- !=
Toán tử >, >=, <, <=
Chúng ta sử dụng những toán tử >, >=, <, <= để kiểm tra giá trị primitive này có lớn hơn hay bằng hay nhỏ hơn giá trị primitive khác. Các toán tử này có thể sử dụng cho tất cả các kiểu dữ liệu primitive trừ kiểu dữ liệu boolean.
Ví dụ:
1 2 3 |
int i = 129; int k = 312; System.out.println(i >= k); |
Kết quả của ví dụ trên là false bởi vì 129 nhỏ hơn 312.
Chúng ta không thể sử dụng toán tử quan hệ để so sánh hai giá trị primitive không tương thích. Không tương thích ở đây có nghĩa là một trong hai giá trị không thể tự động chuyển đổi về giá trị kia.
Ví dụ
Trong ví dụ trên thì biến int a có thể tự động chuyển đổi về kiểu long nên chúng ta có thể sử dụng toán tử quan hệ để so sánh được.
Còn ví dụ dưới đây thì không thể sử dụng toán tử quan hệ được:
vì kiểu boolean hay kiểu int không thể chuyển đổi cho nhau được.
Toán tử ==, !=
Các toán tử == hay != thì có thể sử dụng cho tất cả các kiểu dữ liệu primitive.
Toán tử == sẽ trả về giá trị true nếu hai giá trị primitive dùng để so sánh bằng nhau và ngược lại không bằng nhau sẽ trả về false. Ngược lại với toán tử ==, toán từ != sẽ trả về true nếu hai giá trị primitive không bằng nhau, và false là bằng nhau.
Ví dụ:
1 2 3 |
int a = 12; int b = 13; System.out.println(a == b); |
Kết quả sẽ là false vì 12 không bằng 13.
Chúng ta cũng không thể sử dụng các toán tử ==, != cho các giá trị primitive không tương thích.
Ví dụ: